THÔNG BÁO
Về việc Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

     Căn cứ công văn số 37/CĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2017 của bộ GTVT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
     Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia, Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của . dịch bệnh sốt xuất huyết. Số lượng người bị sốt xuất huyết tăng nhanh và đã có trường hợp tử vong.
     Sốt xuất huyết (sốt DENGUE) là một bệnh truyền nhiễm do trung gian là muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
     Sốt xuất huyết là bệnh có sốt và xuất huyết. Ban đầu, bệnh nhân đột ngột sốt cao, đau đầu, buồn nôn, đau khắp mình mẩy, đau các khớp, đau vùng gan, sau đó có các biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng,… nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện điển hình, có rất nhiều trường hợp chỉ có biểu hiện sốt.
     Qua kiểm tra tại các đơn vị thấy có nhiều vật dụng chứa nước như máng nước, vỏ xe, xe múc …ứ đọng nước, hệ thống cống có nhiều lăng quăng.
     Trường thông báo đến các Phòng, Khoa, Trung Tâm, Xưởng thực hành, khu ký túc xá thực hiện một số yêu cầu sau để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:
– Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ, cọ rửa các vật dụng chứa nước; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy) để không cho muỗi đẻ trứng;
– Thường xuyên thay nước các bình hoa, chậu cảnh;
– Dọn dẹp phòng ở ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo, khăn làm chỗ cho muỗi trú ẩn;
– Ngủ phải mắc màn.
– Đuổi diệt muỗi bằng nhang xông muỗi, bình xịt muỗi;…
– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn cách điều trị, không tự ý điều trị tại nhà, dễ gây diễn biến nặng và có thể tử vong do điều trị muộn.
     Đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc thông báo này./.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Vũ Đức Thiệu

Có thể bạn quan tâm

All in one