CHUẨN ĐẦU RA
NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
 
1. Giới thiệu nghề đào tạo:
   1.1 Tên nghề: Điện tử công nghiệp
   1.2 Mã nghề: 50510345
   1.3 Bậc đào tạo: Cao đẳng
   1.4 Thời gian đào tạo: 2,5 năm
   1.5 Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp PTTH  hoặc tương đương
   1.6 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:   Bằng tốt nghiệp cao đẳng
2. Vị trí việc làm tại doanh nghiệp: 
– Trưởng/phó bộ phận hoặc tổ trưởng tổ bảo trì Điện – Điện tử trong doanh nghiệp sản xuất;
– Tổ trưởng/nhóm trưởng lắp đặt dây chuyền tự động hóa công nghiệp.
– Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp chế tạo thiết bị Điện – Điện tử, điện tử dân dụng.
– Kỹ thuật viên lập trình hoặc nhân viên vận hành thiết bị, dây chuyền tự động hóa trong công nghiệp;
– Hoặc giáo viên dạy nghề.
3. Chuẩn đầu ra của nghề Điện tử công nghiệp
   3.1. Chuẩn Kiến thức:
   – Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
   – Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử công nghiệp trong lĩnh vực điện tử công nghiệp;
   – Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện ứng dụng đ­ược dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử dân dụng;
   – Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các thiết bị điện tử dân dụng;
   – Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp;
   – Có trình độ Tin học ứng dụng tương đương trình độ B.
   – Có trình độ tiếng Anh tương đương A và đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành.
   3.2. Chuẩn Kỹ năng:
   – Phân tích đư­ợc nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa;
   – Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp;
   – Vận hành đ­ược các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
   – Lắp đặt, kết nối, cải tiến các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
   – Bảo trì, sửa chữa đư­ợc các thiết bị điện tử công nghiệp và điện tử dân dụng, các dây chuyền sản xuất tự động;
   – Phối hợp tốt về chuyên môn với các công nhân trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Có khả năng hướng dẫn, giám sát được công việc của những người trong nhóm công tác do mình phụ trách. Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn. Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn;
   – Tổ chức sản xuất nhằm phục vụ cho việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân x­ưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng bảo trì, bảo dưỡng;
   – Giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
   3.3. Chuẩn Thái độ:
   – Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm;
   – Biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Điện tử Công nghiệp đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
4. Các kỹ năng khác:
– Kỹ năng làm việc theo nhóm.
– Kỹ năng thuyết trình.
– Kỹ năng giao tiếp.
– Kỹ năng lập kế hoạch.
– Kỹ năng ra quyết định.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
– Có thể học tập liên thông lên đại học và các cấp học cao hơn.
All in one