KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
I. Giới thiệu về Khoa
- Khoa Cơ khí Động lực, tiền thân là Ban Cơ khí Ô tô được thành lập từ năm 1976.Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, có một bề dày truyền thống và kinh nghiệm quý báu, Khoa Cơ khí Động lực đã khẳng định được thương hiệu, vị thế và uy tín cao trong xã hội. Khoa Cơ khí Động lực là một trong các khoa có qui mô lớn, chủ lực của Nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, NCKH và nhiều hoạt động khác, là Khoa đầu ngành về đào tạo ngành Công nghệ Ô tô trong hệ thống các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoa có đội ngũ các nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực lớn các kỹ sư, kỹ thuật viên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Sinh viên của khoa ra trường được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực quản lý, sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh…
- Đến nay, Khoa Cơ khí Động lực có 3 bộ môn: Động cơ, Khung Gầm và Điện Ô tô. Đội ngũ cán bộ và nhân viên tham gia giảng dạy tại khoa có khoảng 20 thành viên.
- Trong những năm qua, Khoa đã được Nhà trường đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy như: Động cơ phun xăng điện tử đời mới; động cơ phun dầu điện tử; các thiết bị đo kiểm hiện đại như: thiết bị đo khí thải, thiết bị kiểm tra độ chụm và góc đặt bánh xe, thiết bị chẩn đoán động cơ, thiết bị chẩn đoán hệ thống điện ô tô. Ngoài ra, nhà trường còn đầu tư nhiều dòng xe ô tô đời mới cho sinh viên thực hành như: Toyota Innova, ToyotaVios, Honda Civic, Mitsubishi Outlander, Hyundai i20, Hyundai Accent…
Về Cơ cấu tổ chức:
-
- Phó trưởng khoa phụ trách: Th.s: Đặng Chí Nguyện – ĐT: 0907930083
- Phó trưởng khoa: Giảng viên.Nguyễn Minh Khương – ĐT: 0938855162
- Các tổ bộ môn:
- Trưởng tổ động cơ: Giảng viên Nguyễn Minh Khương
- Trưởng tổ khung gầm: Th.s: Nguyễn Quang Nghiệm – ĐT: 0767820623
- Trưởng tổ điện: Th.s: Huỳnh Văn Xí – ĐT: 0908437549
II. Giới thiệu nghề Công nghệ ô tô
- Tên nghề đào tạo:
Công nghệ ô tô - Trình độ đào tạo:
Cao đẳng, Trung cấp và Cao đẳng liên thông - Mã ngành nghề:
- 6510216 (đối với trình độ cao đẳng);
- 5510216 (đối với trình độ trung cấp);
- 7510216 (đối với Cao đẳng liên thông)
- Hình thức đào tạo:
Chính quy - Phương thức xét tuyển: Xét tuyển
- Đối tượng tuyển sinh:
- Cao đẳng: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Trung cấp: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên
- Cao đẳng liên thông: Học sinh tốt nghiệp Trung cấp đúng chuyên ngành và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. Mô tả ngành, nghề đào tạo
- Công nghệ ô tô là ngành, nghề học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau như: Cơ học, cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, tin học, an toàn…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 (đối với Cao đẳng) và bậc 4 (đối với Trung cấp) trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Ngành, nghề Công nghệ ô tô chủ yếu tập trung giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiệm vụ như bảo dưỡng, sửa chữa; chế tạo, sản xuất; quản lý, kinh doanh; đào tạo trong lĩnh vực ô tô và xe – máy chuyên dùng.
IV. Năng lực làm việc của ngành, nghề
- Có khả năng sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra sử dụng trong nghề công nghệ ô tô;
- Có khả năng thực hiện thành thạo công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
- Có khả năng thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
- Có khả năng lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
- Có khả năng xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp;
- Có khả năng lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
V. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
- Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;
- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
VI. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;
- Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;
- Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
- Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;
- Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;
- Sửa chữa gầm ô tô;
- Sửa chữa điện và điều hòa ô tô;
- Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô;
- Kiểm định ô tô;
- Quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng ở các đại lý bán, bảo hành ô tô;
- Quản lý gara ô tô, trung tâm bảo hành – sửa chữa ô tô.
VII. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Người theo học nghề Công nghệ ô tô cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.
- Có thể học liên thông Cao đẳng/đại học để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo (liên thông tại trường hoặc các đơn vị đào tạo ngoài trường;
- Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.
VIII. Một số hình ảnh hoạt động về sinh viên