KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO
Email: [email protected]
Điện thoại: 0839 789 757
 
1.  Giới thiệu tổng quan:                                                               
     Để đáp ứng nhu cầu của xã hội đào tạo nghề theo 03 cấp trình độ, Khoa Cơ khí chế tạo đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao đáp ứng nhu cầu xã hội bằng cách tập trung đầu tư phát triển nhiều mặt: Đội ngũ giảng viên, xưởng thực tập, liên kết với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo, bồi dưỡng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho ngành giao thông vận tải nói riêng và các thành phần kinh tế xã hội nói chung, góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
     Được thành lập ngày 26/11/1976, tiền thân là Ban Cơ khí, đã nhiều lần đổi tên như sau: Ban Cơ khí cắt gọt, khoa Kỹ thuật cơ khí, từ năm 2006 đến nay là Khoa Cơ khí chế tạo.
Đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng tay nghề nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của khoa.
     Về nhân sự hiện khoa có 15 cán bộ – giáo viên – công nhân viên. Trong đó 01 thạc sỹ, 12 đại học; 02 thợ bậc cao; 01 giáo vụ Khoa; 01 nhân viên;
     Về thành tích đạt được trong những năm qua khoa có nhiều giáo viên đạt thành tích cao trong hội thi giáo viên dạy nghề giỏi thành phố và ngành GTVT.
Thầy: Nguyễn Đăng Thuần       đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp ngành GTVT năm 2007
Thầy: Nguyễn Đăng Thuần       đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp Thành phố năm 2008
Thầy: Nguyễn Quang Tuận       đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp ngành GTVT năm 2009
Thầy: Nguyễn Minh Khôi           đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp ngành GTVT năm 2011
Thầy: Nguyễn Văn Năm            đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp Thành phố năm 2012
Thầy: Nguyễn Văn Năm            đạt Giáo viên dạy giỏi nghề cấp ngành GTVT năm 2013
Và có nhiều quý Thầy, Cô đạt giáo viên dạy giỏi nghề cấp trường.
     Chương trình đào tạo theo chương tình khung của Bộ Lao động thương binh – Xã hội ban hành và đã được chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu xã hội, các yêu cầu của doanh nghiệp nói chung và phù hợp với trang thiết bị của nhà trường. Giáo trình đã được Giáo viên trong khoa, các chuyên gia tham khảo ý kiển của doanh nghiệp cũng như cựu sinh viên học sinh để chỉnh sửa phù hợp với chương trình đào tạo và phù hợp với thực tế  trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiên nay.
     Chuẩn đầu ra các nghề của Khoa đã được xây dựng dựa trên ý kiến tham khảo các doanh nghiệp, chuyên gia và người học  tạo điều kiện cho Sinh viên sau khi ra trường đảm bảo có việc làm theo đúng với chuyên ngành.
     Hiện nay khoa có 04 xưởng thực hành: Trong đó có 01 xưởng Tiện, Phay, Bào; 01 xưởng gia công CNC; 01xưởng nguội qua ban; 01 xưởng Hàn được thiết kế đạt tiêu chuẩn.
Ngoài những máy tiện, phay, bào, hàn truyền thống. Khoa có hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy tiện CNC, phay CNC, hàn Tic, hàn Mic…, có các phòng học công nghệ cao như là Phòng CAD/CAM, Hàn công nghệ cao.
      Những kết quả đạt được trong quá trình đào tạo:Tỷ lệ học sinh – sinh viên đậu tốt nghiệp đạt 100%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi chiếm 51%, tỷ lệ có việc làm chiếm 99 %. Năm 2014 Khoa có 05 sinh viên tham dự hội thi học sinh giỏi nghề do Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã có 03 sinh viên.
được công nhận là sinh viên giỏi nghề:
–         Sinh viên: Võ Tấn Cường.                              Đạt giải khuyên khích
–         Sinh Viên: Nguyễn Văn Lực                          Đạt giải khuyên khích
–         Sinh Viên: Lương Đắc Thoại                         Đạt sinh viên giỏi nghề
2.      Các hệ đào tạo:
Hệ Cao đẳng nghề:
Sau khi qua đào tạoSinh viên có kiến thức,kỹ năng nghề, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực tư vấn, thiết kế, gia côngtại các xưởng sản xuất cơ khívàcác cơ sở, doanh nghiệp.

Có khả năng học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc liên thông lên đại học.
+ Vị trí việc làm: Các Công việc có thể đảm nhận đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc  trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
–  Làm nhân viêntrong các phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, xưởng cơ khí.. của các doanh nghiệp.
–  Làm quản đốc phân xưởng,tổ trưởng hoặc công nhân trong các cơ sở xưởng cơ khí của công ty và doanh nghiệp.
– Là nhân viên thiết kế,lắp ráp, bảo trì, sửa chữa, gia côngcácchi tiết,thiết bị, hệ thống cơ khí trong các cơ quan , công ty , doanh nghiệp.
–  Là thợ lành nghề ra mở các cơ sởsản xuất, xưởng cơ khí.
Hệ trung cấp nghề:
     Đào tạo học sinh có kiến thức và kỹ năng nghề Cắt gọt kim loại ở trình độ trung cấp nghề, có phẩm đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực quản lý,tư vấn,  gia công, tại các xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp.
     Có khả năng học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc liên thông lên đại học.
 + Vị trí việc làm: Học sinh tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
–  Làm nhân viêntrong các phòng các phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, xưởng cơ khí,.. của các doanh nghiệp.
–  Làm phân xưởng trưởng, tổ trưởng hoặc công nhân trong các cơ sở, xưởng cơ khí của xí nghiệp, doanh nghiệp.
– Là nhân viên thiết kế,lắp ráp,  bảo trì, sửa chữa, gia côngcácchi tiết,thiết bị, hệ thống cơ khí trong các cơ quan , công ty , doanh nghiệp,….;
–  Là thợ lành nghề ra mở các cơ sởsản xuất, xưởng cơ khí.
Hệ trung cấp nghề: 
Đào tạo học sinh có kiến thức và kỹ năng nghề hàn ở trình độ trung cấp nghề, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực tư vấn, thiết kế,gia côngtại các xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp.

     Có khả năng học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc liên thông lên đại học.
 + Vị trí việc làm:Học sinh tốt nghiệp nghề Hàn có nhiều cơ hội tìm việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo hoăc làm trong các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí hàn.
–  Làm nhân viêntrong phòng các phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, xưởng cơ khí,.. của các doanh nghiệp.
–  Làm tổ trưởng hoặc nhân viên trong các cơ sở, xưởng cơ khí của xí nghiệp, doanh nghiệp.
–  Là nhân viên thiết kế,lắp ráp, sửa chữa, các thiết bị, hệ thống cơ khí trong các cơ quan , công ty , doanh nghiệp.
–  Là thợ lành nghề để mở các cơ sở, xưởng cơ khí hàn.
Hệ sơ cấp nghề: Cắt gọt kim loại
     Đào tạo học sinh có kiến thức  và kỹ năng nghề Cắt gọt kim loại ở trình độ sơ cấp nghề, có phẩm chấtđạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực máy tiên, phay cơ hoặc tiện CNC, phay CNC, gia côngtại xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp.
     Được học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ,được nâng bậc thợ theo tay nghề.
Hệ sơ cấp nghề: Hàn
     Đào tạo học sinh có kiến thức, kỹ năng nghề Hàn ở trình độ sơ cấp nghề, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực như: Hàn điện, hàn hơi, hàn Tic, hàn Mic tại xưởng sản xuất cơ khí của các cơ sở, doanh nghiệp.
     Được  học tập nâng cao trình độ tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đượcnâng bậc thợ theo tay nghề.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Chức năng

Khoa Cơ khí chế tạo là đơn vị chuyên môn: Đào tạo và bồi dưỡng người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung học chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành, nghề: Cắt gọt kim loại. 
2. Nhiệm vụ – Quyền hạn 
–  Chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình của Khoa.
–  Chủ động công tác tuyển sinh ngành, nghề Đào tạo.
–  Phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng thời khóa biểu cho các lớp thuộc chuyên môn khoa quản lý.
–  Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch hàng năm của Trường.
–  Tổ chức thực hiện việc biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học.
–  Tổ chức nghiên cứu, đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đảm bảo à nâng cao chất lượng đào tạo.
–  Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh theo nghề thuộc chuyên môn của khoa phụ trách.
–  Chủ động xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch đào tạo, các dự trù chi phí cho đào tạo.
–  Chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên trong khoa.
–  Quản lý, sử dụng có hiệu qủa cơ sở vật chất trang thiết bị theo qui định của Hiệu trưởng, đề xuất xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì trang thiết bị dạy và học, đảm bảo các điều kiện an toàn, kỹ thuật về an toàn lao động.
–  Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo.
–  Đảm bảo cơ sở vật chất cho học sinh tiến hành thực tập kết hợp sản xuất có hiệu qủa học tập, rèn luyện tay nghề của từng học sinh. Chủ động cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho học sinh thực tập theo kế hoạch.
–  Tổ chức việc dự giờ, phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm bồi dưỡng thực tế về nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên.
–  Thực hiện chế độ báo cáo kết qủa đào tạo, giáo dục định kì cho Nhà trường theo qui định của Hiệu trưởng.
–  Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng đào tạo giáo dục của học sinh.
–  Trực tiếp đề nghị xát khen thưởng, kỷ luật cán bộ-giáo viên-công nhân viên và học sinh do khoa quản lý.
–  Trực tiếp xem xét đánh giá và đề nghị công nhận chất lượng đội ngũ giáo viên.
–  Tổng hợp kết qủa học tập của học sinh đề nghị Trường tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh của Khoa.
–  Tham gia xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất của khoa và trực tiếp xây dựng các chi phí đào tạo của học sinh.
–  Thành viên chính trong việc đề xuất bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết bị vật tư nguyên nhiện vật liệu phục vụ trong công tác đào tạo.
–  Thành viên của Hội đồng đào tạo Nhà trường và các hội đồng tuyển sinh, tốt nghiệp, thi đua của Nhà trường.
–  Đề nghị về quản lý,  đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Được liên kết, hợp tác đào tạo với các đơn vị trong phạm vi nghề đào tạo của khoa.
 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ban lãnh đạo khoa:

Trưởng khoa:           Nguyễn Kim Oanh

          Phó Trưởng khoa:   Nguyễn Văn Năm

Giáo Vụ khoa:           Nguyễn Thị Mùi

Tổ trưởng bộ môn Cắt gọt kim loại:            Nguyễn Minh Khôi
Tổ trưởng bộ môn Hàn – Nguội :                 Nguyễn Đình Khẩn

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

1. Hiệu trưởng điều hành hoạt động của khoa chủ yếu thông qua Trưởng khoa.
2.
 
Trưởng khoa điều hành hoạt động của khoa theo qui chế đào tạo; Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc của khoa được phân công và các vụ việc tiêu cực xảy ra trong khoa.
3.
 
Phó khoa giúp việc cho Trưởng khoa, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, nghiệp vụ được Trưởng khoa phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về những phần việc đã được phân công đó.
4.
 
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong khoa chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng khoa và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về những phần việc được giao.
5.

 

Trong trường hợp Hiệu trưởng làm việc trực tiếp với Phó trưởng khoa và cán bộ, giáo viên, công nhân viên của khoa thì Phó trưởng khoa và cán bộ, giáo viên, công nhân viên của khoa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo lại với Trưởng khoa.
6.
 
Khoa có trách nhiệm phối hợp với các khoa, các trung tâm và các đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong Nhà trường và các đơn vị tổ chức ngoài Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

All in one